Trước khi tiến hành sửa chữa sàn bê tông cần phải kiểm tra tình trạng sàn cũng như biết được quy trình sữa chữa đúng cách. DanaHYG tự hào là đơn vị thầu uy tín, chuyên cung cấp các giải pháp thi công bê tông chuyên nghiệp, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của khách hàng.
Sau đây là 5 bước cần có để sửa chữa bê tông.
Mục lục nội dung
Xác định nguyên nhân gây thiệt hại cho bê tông
Tầm quan trọng
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc sửa chữa sàn bê tông là xác định nguyên nhân gây ra hư hại. Biết được nguyên nhân chính xác và loại bỏ nguyên nhân đó sẽ giúp duy trì sàn bê tông trong thời gian dài.
Nếu tiến hành sửa chữa mà không giải quyết triệt để được nguyên nhân gây thiệt hại thì việc thi công sẽ không đạt kết quả như mong muốn, cuối cùng gây lãng phí công sức và tiền bạc.
Những nguyên nhân thường gặp
Các tác động từ môi trường (như tia UV, độ ẩm không khí,…), hóa chất, tải trọng nặng, sự di chuyển chồng lên các vết nứt đã xuất hiện trước đó,….ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tuổi thọ của sàn bê tông. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân làm ố màu, bong tróc bề mặt bê tông.
Một số trường hợp đặc biệt
Đối với những trường hợp này phải thực hiện các thử nghiệm mới có thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây thiệt hại cho bê tông vì không phải nguyên nhân nào cũng có thể xác định bằng mắt thường.
Trong tình huống như vậy, cần phải có đội ngũ chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm lâu năm để giúp bạn thử nghiệm bê tông. DanaHYG nhận tư vấn tất cả các vấn đề khác mà sàn bê tông của bạn đang gặp phải.
Đánh giá mức độ thiệt hại của bê tông
Bước tiếp theo của việc sửa chữa bê tông là đánh giá mức độ và tính nghiêm trọng của thiệt hại, có nghĩa là xác định bê tông đã bị hư hại bao nhiêu và thiệt hại này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ của bê tông trong tương lai.
Phương pháp đánh giá
Một trong những kỹ thuật phổ biến và dễ dàng nhất để đánh giá thiệt hại của bê tông là thử nghiệm độ chắc chắn của bê tông. Có nhiều cách thử nghiệm để đánh giá mức độ hư hại mà không cần phải đục phá sàn.
Sau đây là các phương pháp phổ biến thường được kĩ thuật viên sử dụng để đánh giá độ bền hoặc thiệt hại của bê tông:
- Đánh giá mức độ dội lại của lò xo trong thiết bị Rebound Hammer
- Kiểm tra tốc độ sóng siêu âm
- Kiểm tra cốt lõi
- Kiểm tra cacbonat
- Kiểm tra hàm lượng clorua
Khi sàn bê tông bị hư hại có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của toà nhà và làm giảm tính năng của sàn trong tương lai, nên việc cải tạo và phục hồi cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Có thể giảm tốc độ hao mòn bằng cách thực hiện một số giải pháp bảo trì bê tông định kỳ. Do đó, có thể nói rằng, việc bảo trì sàn bê tông đúng cách và thường xuyên giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho sàn.
Xem thêm:
Chuẩn bị bề mặt trước khi sửa chữa bê tông
Loại bỏ phần bê tông bị hư hỏng hoặc xuống cấp là một bước quan trọng để hoàn thành quá trình sữa chữa bê tông đúng cách. Bước này bao gồm 3 phần:
Cắt hoặc đục bê tông theo hình dạng phù hợp
Đầu tiên, phần bê tông cũ bị hư hỏng, bong tróc,…. phải được cắt ra theo hình dạng thích hợp (hình vuông, hình chữ nhật,…) bằng cách sử dụng máy mài, búa và các dụng cụ đục.
Loại bỏ phần bê tông cũ
Để việc sửa chữa đạt được hiệu quả lâu dài, thì bề mặt liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới phải tốt. Nếu phần hư hỏng của bê tông cũ không được loại bỏ hoàn toàn, thì sẽ không tạo ra được một liên kết vững chắc với bê tông mới.
Do đó, cần phải loại bỏ phần bê tông bị hỏng đến độ sâu nhất định đến khi có được bề mặt tốt nhất cho liên kết. Bê tông bị hư hỏng có thể được gỡ bỏ với sự trợ giúp của các công cụ như búa điện, bàn chải dây thép, máy cắt, dụng cụ đục,…
Vệ sinh khu vực bê tông đã sửa chữa
Loại bỏ tất cả bụi bẩn và phần bê tông hư hại ra khỏi khu vực sửa chữa với sự trợ giúp của bàn chải dây thép, máy thổi khí và vòi phun nước mạnh. Loại bỏ tất cả các yếu tố có khả năng làm suy yếu liên kết giữa bê tông với vật liệu sửa chữa. Khi công đoạn làm sạch đã được hoàn thành, áp dụng một hợp chất kết dính trên bề mặt bê tông cũ để tạo liên kết tốt với bê tông mới.
Lựa chọn vật liệu sửa chữa và phương pháp sửa chữa bê tông
Sau khi các bước chuẩn bị nói trên đã được hoàn thành, tiến hành lựa chọn vật liệu và phương pháp sửa chữa phù hợp.
Vật liệu sửa chữa và phương pháp sửa chữa nên được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây ra hư hại cho bê tông, diện tích khu vực cần sửa chữa, thời gian hoàn thành công việc cũng như nhiều yếu tố khác.
Vật liệu và phương pháp sửa chữa được ưu tiên lựa chọn sao cho không làm tăng tốc độ hư hỏng của sàn bê tông cũ cũng như cốt thép.
Bảo dưỡng bê tông sau khi sửa chữa
Không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không đúng cách sẽ làm giảm hiệu suất của vật liệu sửa chữa cũng như làm giảm độ bền của bê tông. Điều này sẽ chỉ làm tốn kém thêm chi phí trong việc sửa chữa mà kết quả lại không được như mong muốn. Do đó cần phải thực hiện bảo dưỡng sàn bê tông đúng cách sau khi sửa chữa. Vật liệu sửa chữa khác nhau sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau để chăm sóc và bảo trì. Chúng tôi sẽ tư vấn phương pháp bảo dưỡng thích hợp cho từng loại vật liệu sữa chữa.
Bê tông là một vật liệu xây dựng rất bền và có thời gian sử dụng lâu dài khi được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách. Trong trường hợp bê tông xuống cấp, cần phải bảo trì hoặc sửa chữa để khôi phục lại tính năng của sàn.
Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin cần thiết liên quan đến các giải pháp phục hồi và sữa chửa sàn bê tông thì hãy liên hệ với DanaHYG theo hotline 0907490082 để được tư vấn và đề xuất phương án thi công phù hợp nhất.
CÔNG TY VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG DANAHYG
Địa chỉ: B32.09 72 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng
Email: vesinhdanahyg@gmail.com
Phone: 0907490082
Website: vesinhcongnghiepdanang.com