Nhân viên dọn vệ sinh chuyên nghiệp luôn đảm bảo nắm vững quy trình dọn vệ sinh văn phòng một cách bài bản. Giúp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thời gian, đảm bảo an toàn lao động và tiết kiệm ngân sách cho khách hàng.
Dọn dẹp vệ sinh văn phòng cần có một quy trình cụ thể, thống nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc làm sạch. Quy trình làm sạch diễn ra như thế nào, nhân viên vệ sinh có nắm rõ được quy trình làm việc hay không sẽ thể hiện mức độ chuyên nghiệp của Công ty cung cấp tạp vụ văn phòng.
Mục lục nội dung
Đặc thù công việc dọn dẹp văn phòng thời đại mới
Văn phòng hiện đại cần được chăm sóc cẩn thận
Văn phòng thời đại công nghệ 4.0 là nơi tích hợp rất nhiều máy móc và trang thiết bị hiện đại: Máy in, máy fax, điều hòa, quạt trần, quạt hơi nước, máy lọc nước, màn rèm cửa kính, ghế salon, ghế chuyên dụng làm việc,…Rất nhiều vật dụng cao cấp, đắt tiền cần được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ. Người dọn vệ sinh cần biết cách xử lý với từng món đồ để không gây hỏng hóc.
Văn phòng khép kín
Đặc thù văn phòng có sự khép kín tuy nhiên lại là nơi lượng người sinh hoạt và đi lại liên tục kể cả nhân viên lẫn khách hàng đến làm việc. Vậy nên môi trường văn phòng dễ có mùi và thường xuyên có bụi bẩn.
Môi trường nhiều tác nhân gây bệnh
Theo đó, môi trường văn phòng chứa nhiều các tác nhân gây bệnh và nguy cơ lây chéo rất cao. Một vài khu vực “nhạy cảm” bởi khả năng tiếp xúc lớn như: Hành lang, tay vịn cầu thang, lan can, khu quầy lễ tân, khu vực bếp ăn chung, khu vực uống nước, vệ sinh.
Mầm bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân viên, khách hàng nhất là đường hô hấp. Vậy nên cần đảm bảo vệ sinh, khử mùi, khử khuẩn liên tục với hóa chất an toàn, hiệu quả.
Một văn phòng muốn đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng cần đảm bảo về khâu vệ sinh chuẩn mực. Nhân viên vệ sinh cần hiểu rõ đặc thù môi trường làm việc để sử dụng các dụng cụ vệ sinh hợp lý đồng thời nắm vững quy trình vệ sinh an toàn, hiệu quả.
Xem thêm:
Nhiệm vụ của nhân viên vệ sinh văn phòng cần nắm rõ
Quy trình làm vệ sinh luôn thực hiện: Vệ sinh từ trên xuống dưới – Vệ sinh từ trong ra ngoài nhằm tiết kiệm thời gian, đỡ mất nhiều công sức.
Làm sạch trần nhà
Lựa chọn khoảng thời gian thích hợp không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của nhân viên văn phòng.
Sử dụng cầu thang và dụng cụ chuyên dụng
- Quét mạng nhện trần
- Làm sạch máng đèn, bóng đèn điện, đèn chùm
- Vệ sinh máy điều hòa bên ngoài
- Làm sạch lưới thông gió, ống sưởi
- Vệ sinh quạt treo tường
- Làm sạch tường, các vết bẩn, ố bám trên tường
Vệ sinh cửa
- Phun dung dịch tẩy rửa, làm sạch và lau kính
- Phủi bụi màn, rèm, giặt màn rèm định kỳ và làm thơm
- Lau khử trùng tay nắm cửa
Vệ sinh đồ nội thất
- Phủi bụi, lau khô hay lau ướt tùy thuộc vào đặc tính của vật dụng
- Ưu tiên sử dụng khăn bông mềm
- Sắp xếp đồ đạc gọn gàng theo đúng vị trí
- Lau rửa ly tách, vệ sinh bề mặt bàn ghế, lau máy pha cafe, tủ lạnh, lò vi sóng,…Loại bỏ những món đồ hư hỏng, xử lý các vết bẩn
- Chú trọng khu vực lễ tân và cửa trước, khử khuẩn, làm sạch vết vân tay bởi đây là những nơi có sự tiếp xúc đầu tiên.
- Đánh bóng đồ gỗ, tay vịn, bảng chức vụ,…
Lau dọn sàn
- Hút chân không thảm
- Dọn rác phần thô, cho vào sọt rác
- Dùng chổi hay máy hút bụi làm sạch bề mặt sàn
- Pha hóa chất, dùng cây lau nhà
Khử khuẩn làm thơm
- Thông gió
- Xịt khử khuẩn
- Xịt thơm
Công việc vệ sinh được thực hiện ở tất cả các phòng ban: phòng nhân viên, hội trường, quầy lễ tân, tiền sảnh, hậu sảnh,…
Vệ sinh những khu vực đặc thù làm sạch cao
Vệ sinh khu nhà ăn
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bộ phận vệ sinh khi được yêu cầu cần nắm rõ các quy tắc xử lý những vết bẩn đặc thù của bếp.
- Xử lý các vết dầu mỡ, thức ăn bám trên mặt bàn bếp, bàn ăn.
- Lau các vật dụng nấu ăn trong bếp như lò nướng, nồi cơm, nồi áp suất,…
- Thu dọn rác thức ăn
- Rửa bát đĩa
- Vệ sinh sàn và khử mùi khử khuẩn không gian bếp
Vệ sinh toilet
- Vệ sinh, tẩy rửa bồn cầu, sát khuẩn
- Vệ sinh kính, lavabo
- Chùi rửa, sát khuẩn, chà bóng những rỉ sét trên ống thoát nước, vòi nước, vòi xịt rửa
- Vệ sinh kỹ những vị trí nhiều điểm tiếp xúc
- Thay giấy, xà phòng lúc hết
- Làm sạch bề mặt tường xung quanh và sàn nhà
Đào tạo quy trình vệ sinh văn phòng hàng đầu
Không phải bất kỳ nhân viên nào cũng nắm chắc được các khâu vệ sinh. Nhân viên kém chuyên nghiệp thường đụng đâu làm đó, thấy cái nào dễ làm trước gây tiêu tốn nhiều thời gian. Xử lý các vết bẩn không đúng khiến hư hỏng bề mặt vật dụng, hư hỏng thiết bị, máy móc đắt tiền trong văn phòng,…
Dịch vụ vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp luôn đào tạo nhân viên mình quy trình vệ sinh văn phòng sao cho hiệu quả nhất:
- Trình tự dọn dẹp các bước trước – sau.
- Sử dụng các dụng cụ khác nhau cho từng khu vực nhằm đảm bảo độ sạch sẽ. Ví dụ: Dụng cụ dành cho phòng vệ sinh thì không sử dụng cho phòng khách.
- Luôn đặt biển báo để đảm bảo an toàn cho khách hàng
- Cách thức xử lý các loại rác thô
- Cách sử dụng và pha hóa chất làm sạch. Nồng độ hóa chất thích hợp để không gây tác dụng ngược.
– Cách xử lý cơ bản những vết bẩn: Nơi nào cần dùng bùi nhùi, giấy nhám, bề mặt nào chỉ nên sử dụng khăn bông. Bề mặt nào có thể sử dụng hóa chất, những bề mặt tuyệt đối không đụng đến các thành phần hóa học.
– Sau khi làm việc luôn cất dọn dụng cụ vệ sinh đúng nơi quy định
– Không chỉ làm công việc vệ sinh mà còn luôn quan sát, báo cáo sớm các vấn đề gặp sự cố trong văn phòng có thể gây nguy hiểm như mối điện hở, tủ lạnh kém lạnh, nguy cơ cháy nổ, lan can bị gãy,…
– Linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian dọn dẹp tránh gây phiền toái cho khách hàng.
Khi cần một đội ngũ thật sự chuyên nghiệp để làm sạch văn phòng, bạn có thể liên hệ đến DANAHYG. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đội ngũ tạp vụ văn phòng hiệu quả nhất.