Quy trình làm sạch sàn nhà để chống trượt ngã

Theo WTO Tổ chức Y tế Thế Giới, mỗi năm trên thế giới ước tính có 684.000 người chết vì té ngã. Trong đó 85% sự cố té ngã, trượt ngã gãy xương xảy ra tại nhà. Té ngã được xem là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các ca tử vong do thương tích không chủ ý. Tại Việt Nam, con số thương tích do té ngã trung bình mỗi năm là 5.000 người. Nhóm người thương tích nặng rơi vào độ tuổi 65 – 85. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây té ngã bao gồm cả việc không đảm bảo an toàn trong quá trình lau sàn nhà. Thiết lập một quy trình làm sạch sàn nhà để chống trượt ngã là điều hết sức cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro có thể gây tổn hại đến sức khỏe lẫn tính mạng. 

Cách lau sàn nhà nhà tránh trượt ngã

Nhiều người lầm tưởng, các nguyên nhân gây thương tích, tử vong thường đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, số liệu cho thấy sự cố này chiếm đến 85% xảy ra tại chính ngôi nhà của chúng ta. Trong rất nhiều nguyên nhân gây trượt ngã, té ngã thì sàn nhà được lau không đúng cách là một nguyên nhân phổ biến. Chính vấn đề tưởng như rất đơn giản nhưng khiến rất nhiều người gặp phải tình trạng gãy xương, chấn thương sọ não,… Đừng bỏ qua nội dung dưới đây, DANAHYG – Công ty vệ sinh công nghiệp Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm sạch sàn nhà đúng chuẩn theo tiêu chí của Hiệp hội vệ sinh công nghiệp Mỹ.

Lên lịch trình lau sàn nhà cố định

Trong gia đình, hay tại môi trường công cộng đông người đi lại, sinh hoạt như cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, tòa nhà,…cần có lịch trình vệ sinh xác định từ các dịch vụ vụ tạp vụ văn phòng bởi không phải ai cũng chú ý đến công việc này, dễ chủ quan vấp ngã. 

  • Xác định khung thời gian tiến hành vệ sinh sàn nhà, cân nhắc lưu lượng người, tránh những giờ cao điểm. Tối ưu nhất là khung giờ ít người đi lại.
  • Lưu ý về tình hình thời tiết khi lau nhà. Ưu tiên những ngày nắng ráo, có gió, khô thoáng.
  • Đặt các biển báo chú ý hoặc chăng dây hay các chướng ngại vật thích hợp để thông báo với người qua lại biết khu vực dễ trơn trượt.
  • Ghi chép lại tất cả những lần vệ sinh làm sạch sàn nhà và duy trì công việc kiểm tra.
  • Đánh giá quá trình vệ sinh sàn bằng văn bản định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động chính xác. 
  • Đào tạo nhân viên: Hiểu được quy trình an toàn khi sử dụng hóa chất theo bảng chỉ dẫn MSDS. Kiểm tra chắc chắn các nhân viên thực hiện đúng các thao tác bảo vệ cá nhân cùng quy trình áp dụng hóa chất lên bề mặt sàn.

Đào tạo nhân viên lau sàn chống trượt ngã chuyên nghiệp

Đào tạo nhân viên đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên một môi trường lao động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp, có trách nhiệm cần nắm rõ quy trình làm sạch sàn nhà chống trượt ngã, đảm bảo vấn đề an toàn lao động lên hàng đầu. Các yếu tố cơ bản mà một người nhân viên được đào tạo và thực hiện chính xác trong quá trình làm việc: 

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước làm việc hiệu quả, đặt ở vị trí thích hợp tại tất cả các khu vực.
  • Tất cả các khu vực vệ sinh được nhìn thấy rõ ràng trong tầm mắt. 
  • Làm sạch nhanh chóng, hiệu quả, triệt để các khu vực cần.
  • Kiểm tra các thiết bị vệ sinh đảm bảo chúng trong tình trạng hoạt động tốt và sạch sẽ. 
  • Lưu tâm khi mua vật dụng làm sạch. Thiết bị vệ sinh cần đảm bảo chất lượng, hoạt động tốt, không hay trục trặc. 
  • Xác định tính chất bề mặt sàn để sử dụng các thiết bị phù hợp.
  • Lưu ý đọc kỹ thành phần, cách thức vệ sinh khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa.
  • Trước khi sử dụng hóa chất lên mặt sàn, dùng thử một phần nhỏ lên bề mặt sàn để kiểm tra độ tương thích, xác định hóa chất phù hợp với loại sàn cụ thể.
  • Khi sử dụng hóa chất nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về độ an toàn và khả năng ứng dụng. Không trộn lẫn các sản phẩm từ những nhà sản xuất khác nhau vì đa phần không tương thích về mặt hóa học, có thể khiến sản phẩm khi sử dụng không cho kết quả như mong đợi. 
  • Cung cấp quy trình đào tạo để hiểu rõ kỹ thuật pha trộn, sử dụng sản phẩm, cách thức bảo trì các thiết bị, máy móc làm sạch.

Kiểm tra thiết bị vệ sinh cẩn thận

Trước khi tiến hành vệ sinh làm sạch sàn nhà cần lưu ý đến dụng cụ lao động được sử dụng. 

  • Thay vì sử dụng một cây lau nhà cho toàn bộ khu vực làm sạch, nhân viên vệ sinh nên sử dụng các cây lau khác nhau tại khu vực khác nhau nhằm tránh tình trạng làm bẩn chéo. 

Ví dụ: Không sử dụng chung cây lau nhà ở phòng khách với cây lau nhà ở phòng vệ sinh. Không sử dụng cây lau nhà trong văn phòng làm việc chung với cây lau nhà ở hành lang, cầu thang, căng tin,…

Nhân viên nên mua vật dụng khác loại màu hoặc đánh dấu để tránh nhầm lẫn vật dụng giữa các khu vực. 

  • Trước khi tiến hành lau dọn sàn nhà, nhân viên vệ sinh cần đặt biển báo ở vị trí dễ nhìn nhằm phong tỏa khu vực cần làm sạch. Đặt dụng cụ vệ sinh tại một điểm gọn gàng, không gây vướng. Dọn dẹp rác, các mảnh đổ vỡ xung quanh. Hạn chế tối đa tình trạng trượt ngã.
  • Vệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng. Sau khi dùng xong, thường xuyên có bước bảo trì, bảo dưỡng. Nhân viên được cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ các nhân để tránh tiếp xúc với hóa chất, các nguồn gây ô nhiễm.

Tuân thủ chính xác quy trình lau sàn nhà chống trượt ngã

Thực hiện tuần tự các bước: Lau bụi, chà, phủi, thi công hoàn thiện sàn. Trước mỗi bước cần đảm bảo thiết bị sạch sẽ, hoạt động tốt và phù hợp với bề mặt sàn. Khoanh vùng khu vực chuẩn bị vệ sinh.

Chuẩn bị sẵn sàng giẻ, xô chậu, cây lau nhà cho từng khu vực. Sử dụng các dụng cụ khác nhau nhằm hạn chế tình trạng lây lan các vi khuẩn, chất lạ, vết bẩn,…từ khu vực này đến khu vực khác. 

Sau khi hoàn thành công việc là bước vệ sinh dụng cụ, làm sạch kỹ, để khô, cất đúng vị trí. 

Cách lau sàn nhà chống trượt ngã hiệu quả

Tổng hợp các bước lau sạch sàn nhà cơ bản

B1: Thu dọn phần rác thô trên sàn. Dùng chổi hay máy hút làm sạch bụi trên mặt sàn.

B2: Nhúng vào dung dịch tẩy rửa đã pha sẵn và tiến hành lau. Nghiêng cây lau sàn ở mức 45 độ rồi dùng lực đẩy về phía trước. Không nhấc cây lên và không đẩy lui về phía sau.

B3: Dùng cây lau bụi nhỏ cho khu vực bị khuất như gầm bàn, góc tường, hốc nhỏ,…

B4: Quy tắc lau từ ngoài vào trong, từ xa đến gần. Có thể di chuyển các đồ vật nhẹ để lau sạch hơn.

B5: Khi sàn nhà đã sạch, phủi bụi bằng chổi lông cứng. Thay đầu lau bị quá bẩn.

B6: Kết thúc quá trình lau nên nhớ treo cây lau có mắt quay ra xa tường tránh làm ẩm mốc tường và giúp cây lau nhanh khô hơn.

Xem thêm:

Chà sàn nhà tránh trơn trượt

B1: Sau khi phun dung dịch tẩy rửa, vận hành máy chà sàn từ vùng này sang vùng khác. Di chuyển máy theo chiều ngang và chéo để toàn bộ bề mặt sàn được làm sạch kỹ lưỡng, không bị bỏ sót.

Dùng máy cách chân tường tránh va chạm vào tường và các vật cố định.

B2: Dùng bàn chải thủ công để cọ rửa các góc khuất, ngóc ngách mà máy không tiếp cận được.

Làm sạch nước bẩn trên cây lau

Phần nước bẩn trên cây lau nhà được loại bỏ bằng máy vắt, máy hút chân không hoặc bằng cách thủ công.

Nhúng cây lau nhà vào nước, làm sạch, vắt khô. Làm nhiều lần bằng xô kép để loại bỏ nước bẩn. Thường xuyên nhúng vắt cây lau nhà để đảm bảo sàn được lau sạch.

Sau khi sàn khô, tháo dỡ biển báo hiệu và đặt mọi thứ về vị trí cũ.

Quy trình tẩy ố sàn nhà

B1: Nhúng cây lau nhà vào dung dịch tẩy ố chuyên dụng thoa đều lên khu vực cần xử lý.

B2: Để dung dịch khô trong thời gian ít nhất 5 phút.

B3: Dùng thiết bị chà sàn chà dọc theo sàn, ngược chiều 90 độ để đảm bảo chà sạch các vết ố. 

B4: Sử dụng bàn chải chà tay chà dọc tường, góc phòng, cạnh. Lưu ý không để văng lên tường.

B5: Dùng máy hút chân không loại bỏ nước bẩn.

B6: Lau sàn bằng dung dịch nước sạch và chất tẩy trung hòa

B7: Dùng máy hút chân không hút phần nước bám trên mặt sàn 

B8: Lau ván chân tường

B9: Lau lại sàn nhà bằng nước sạch cho lần xả cuối.

Lau sàn nhà đúng quy trình sẽ giúp bạn hạn chế những tai nạn do trượt ngã, té ngã không mong muốn. Quy trình làm sạch sàn nhà ở trên mà DANAHYG đã đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn hoàn toàn an tâm với công việc vệ sinh hàng ngày.

Rate this post