Hóa chất vệ sinh và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Hóa chất vệ sinh hay còn gọi là chất tẩy rửa, chất làm sạch, được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình làm sạch. Hóa chất vệ sinh có nhiều loại phù hợp với từng tính chất vết bẩn. Sự phân loại cụ thể cùng những lưu ý khi sử dụng ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng hóa chất một cách hiệu quả, an toàn.

Các vết bẩn cứng đầu, khó xử lý bằng nước hay lau thông thường cần có hóa chất để đánh bật. Sử dụng hóa chất vệ sinh đúng cách giúp mang lại độ sạch mới ban đầu, vẻ đẹp thẩm mỹ cho đồ dùng, vật dụng đồng thời khử khuẩn, loại bỏ mùi khó chịu và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm từ môi trường.

Hoá chất vệ sinh công nghiệp

Đặc trưng, công dụng hóa chất tẩy rửa

Hóa chất vệ sinh tồn tại ở các dạng thông dụng: Bột, chất lỏng, hạt, thuốc xịt.  

Chúng được cấu tạo bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các chất tẩy rửa sẽ hoạt động theo thứ tự quy trình sau:

  • Làm giảm độ căng của nước, giúp nước và xà phòng thấm sâu vào vết bẩn.
  • Đánh tan và loại bỏ vết bẩn (kết hợp cùng thao tác cọ rửa, vò, chà xát, …)
  • Phủ lớp màng bảo vệ vô hình lên bề mặt cần làm sạch ngăn chặn tình trạng vết bẩn bị bám ngược trở lại.

Chất tẩy rửa có thành phần hóa học có thể trung hòa được các chất dầu, mỡ giúp công việc làm sạch nhanh hơn. Chúng cũng xử lý các vết vôi, vữa, cặn rỉ sắt, keo, xi măng…

Hóa chất tẩy rửa có nhiều loại với thành phần hóa học khác nhau. Những loại hóa chất thông thường như nước lau sàn, dung dịch xịt gương kính, nước rửa chén, nước vệ sinh bồn cầu, làm sạch thảm, ghế salon, làm sạch đồ nội thất…Chúng chuyên dùng trong vệ sinh nhà cửa, vệ sinh văn phòng, vệ sinh tòa nhà, doanh nghiệp. 

Các hóa chất công nghiệp chuyên dụng với đặc tính tẩy rửa, sát khuẩn cực mạnh sử dụng trong vệ sinh công nghiệp các công trình sau xây dựng, vệ sinh chà đánh bóng sàn, nơi nấm mốc, tranh sơn tường, vệ sinh sàn cứng, bề mặt kim loại, đá, hồ bơi…

Xem thêm:

Phân loại hóa chất vệ sinh

Chất mài mòn 

Chất tẩy rửa mài mòn là gì? Rottenstone, tro núi lửa, thạch anh, whiting, đá bọt, đá cẩm thạch, fenspat và silica là những ví dụ điển hình về chất mài mòn. Giấy nhám, nylon, lưới nhựa,và len thép cũng là chất mài mòn.

Các chất mài mòn, đặc biệt là canxi cacbonat có thể tìm thấy trong bột và những miếng cọ rửa. 

  • Các hạt mài mòn càng lớn, cấu tạo càng thô sẽ vệ sinh càng sạch. Lưới nhựa và nylon là những chất mài mòn tốt nhất.
  • Chất mài mòn càng mịn bề mặt càng ít bị hư hại.

Chất mài mòn thô mang lại cảm giác thô ráp, sần khi sử dụng trên các bề mặt. Sử dụng chất mài mòn mạnh thường xuyên sẽ làm xước, ăn mòn độ bóng của các bề mặt bồn rửa, bồn tắm, thiết bị nhà bếp,…Loại chất liệu này có thể làm hỏng bề mặt thủy tinh, nhựa, lớp chống dính trên các dụng cụ nhà bếp, lớp sơn trên gỗ,…

Hoá chất tẩy rửa trong vệ sinh công nghiệp

Hóa chất vệ sinh gốc axit

Chất tẩy rửa gốc axit hoạt động tốt nhằm loại bỏ chất bẩn trong: nước cứng, nhôm, đồng thau, rỉ sét của đồng và sắt,…Nồng độ axit mạnh có thể ăn mòn quần áo, một số kim loại, gây kích ứng da, mắt.

Ví dụ các chất tẩy rửa axit:

  • Chất tẩy rửa nồng độ axit nhẹ: Giấm 5% và chanh. Khá hiệu quả trong vệ sinh nhà ở và một số vết bẩn thông thường.
  • Chất tẩy rửa nồng độ cực mạnh: Axit oxalic dùng để tẩy rỉ sét. Axit clohydric, axit sunfuric được pha loãng để tẩy rửa bồn cầu.

Hóa chất vệ sinh gốc kiềm

Kiềm là chất tẩy rửa ở dạng muối hòa tan, có tác dụng loại bỏ vết bẩn là không cần chà xát quá mạnh.

Chúng có hiệu quả rõ rệt đối với vết bẩn dầu mỡ, vết sơn dầu nhưng lại rất dễ làm đen các bề mặt nhôm.

Hóa chất kiềm khác nhau về độ mạnh. Đa phần là hóa chất độc, có tính ăn mòn, gây kích ứng da và mắt, một số có thể gây thương tích hoặc tử vong nếu nuốt phải.

  • Chất tẩy rửa kiềm nhẹ: Baking soda
  • Chất tẩy rửa kiềm vừa: Amoniac pha loãng từ 5%-10% với nước. Có thể được tìm thấy trong các bình xịt tẩy rửa đồ gia dụng đa năng.
  • Chất tẩy rửa kiềm mạnh: Sal soda, Natri cacbonat, natri hydroxit có thể tìm thấy trong dung dịch vệ sinh lò nướng, cống rãnh.

Chất tẩy trắng

Clo hiện tại đang là chất được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm đồ gia dụng, cũng được xem là hóa chất có độ ăn mòn và dễ gây kích ứng.

  • Lưu ý khi sử dụng: Không trộn hoặc bảo quản dung dịch chứa clo với các sản phẩm có chứa thành phần amoniac, amoni clorua, axit photphoric. Chúng sẽ tạo ra khí clo gây đau đầu, đau mắt, chóng mặt, buồn nôn,…Nếu có triệu chứng trên hãy lập tức rời khỏi phòng cho đến khi khói tan hẳn.
  • Luôn đọc nhãn dán cẩn thận, tuân thủ những cảnh báo được ghi và sử dụng thận trọng.

Cồn

Hóa chất tẩy rửa cồn thông dụng là Etanol và Isopropanol

  • Etanol có đặc tính diệt virus rộng tùy thuộc vào nồng độ pha chế.
  • Isopropanol có hiệu quả cao hơn trong diệt norovirus (Loại virus dạ dày và ruột)

Cả hai dung dịch cồn đều yêu cầu thời gian tiếp xúc ướt ít nhất là 1 phút. Thông thường hết hạn trong 180 ngày.

Chất tẩy rửa

Các loại bột giặt thông thường được sử dụng hàng ngày cũng là một trong những chất tẩy rửa cần biết. Chúng góp phần đánh bay vết bẩn nhanh hơn. Khi bột giặt có thêm thành phần Photphat hòa tan có thể đánh bay vết bẩn nhờn. Các nhà sản xuất sẽ có những ghi chú về bột giặt đa năng hay bột giặt “hạng nặng”.

Chất vệ sinh

Loại hóa chất này thường được dùng để làm giảm số lượng vi khuẩn. Chúng có thể là nước rửa bát hay nước chùi nhà tắm. Chúng khử trùng bề mặt và có khả năng khử mùi tốt.

Dung môi gốc dầu

Phần lớn các chất đánh bóng và sáp bôi trên các đồ nội thất gỗ đều chứa các dung môi gốc dầu. Chúng tương tự như chất lỏng, được sử dụng trong quá trình giặt khô để loại bỏ các vết bẩn nhờn.

Tự làm chất tẩy rửa vệ sinh

Nhiều người lựa chọn tự làm chất tẩy rửa tại nhà giúp vừa tiết kiệm vừa kiểm soát được lượng hóa chất. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài hạn chế, nhược điểm của sản phẩm tự chế có thể kể đến:

  • Mất nhiều thời gian để làm sạch hiệu quả bởi nồng độ thấp và khả năng bám dính, đánh bật vết bẩn của hóa chất tự chế thấp hơn. Bạn phải dùng nhiều công sức hơn để làm sạch.
  • Am hiểu để sử dụng các thành phần tự chế phù hợp với đặc tính vết bẩn bạn cần làm sạch.

Lưu ý khi tự pha hóa chất

  • Hãy cẩn thận khi pha trộn hóa chất. Ví dụ: Không trộn chất clo với amoniac. Không trộn hóa chất quá nhiều, nên đủ dùng dưới 1 tháng. Bởi nhiều hóa chất có thể phản ứng với nhau sau một thời gian.
  • Pha trộn ở nơi thoáng gió.
  • Sử dụng và cất giữ một cách an toàn, để xa tầm tay trẻ em. Khóa cất kỹ ở nơi cố định, tránh để lung tung gây nhầm lẫn với đồ uống.
  • Dán nhãn các hộp đựng rõ ràng để thông báo cho người khác biết.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất vệ sinh 

Dù hóa chất được mua hay tự tay làm, bạn cũng cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng, pha chế, bảo quản, cất trữ, tiêu hủy bởi đây là những loại hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi sử dụng hóa chất tẩy rửa cần đọc kỹ thành phần, cách sử dụng, tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn sử dụng. Bảo quản và tiêu hủy đúng cách. Để xa trẻ em và vật nuôi. 

Các hóa chất thông dụng cũng như chuyên biệt ngày nay rất đa dạng. Mỗi loại có tác dụng khác nhau, cách pha chế riêng để đạt hiệu quả cao và an toàn. Nếu không biết cách, không có kinh nghiệm, bạn không chỉ không đạt được kết quả làm sạch như mong muốn mà còn gây nguy hại đến sức khỏe như bị ăn da tay, khó thở, ho, tức ngực, đau đầu, choáng váng,..

Nếu lo lắng và không tự tin trong quá trình sử dụng hóa chất làm sạch bạn có thể liên hệ đến đội ngũ vệ sinh dịch vụ để có thể xử lý. Bộ phận dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp DANAHYG hiểu rõ các hóa chất vệ sinh nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tạp vụ văn phòng Đà Nẵng

Chúng tôi làm sạch các công trình đơn giản từ nhà ở, văn phòng, bệnh viện, khách sạn, tòa nhà, đến những môi trường chuyên biệt cần xử lý hóa chất mạnh như công trình mới hoàn thành, gara xe tầng hầm, chà đánh bóng sàn nhà, công xưởng,…Liên hệ đến chúng tôi để đảm bảo môi trường sống của bạn luôn sạch sẽ và an toàn.

Rate this post