12 cách khử mùi hôi của rèm triệt để đơn giản dễ làm

Mùi hôi trên rèm gây cảm giác khó chịu, làm suy giảm chất lượng không khí. Cách khử mùi hôi của rèm qua bài viết dưới đây của DANAHYG sẽ giúp bạn loại bỏ 100% mùi khó chịu trên rèm bằng những nguyên liệu khử mùi đơn giản, dễ kiếm, có thể tìm thấy ở ngay căn bếp của mình. Bạn hãy thử và kiểm chứng kết quả trên chiếc rèm của mình nhé! 

Nguyên nhân khiến rèm cửa bị hôi

Mùi hôi trên rèm cửa đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần tìm hiểu, quan sát kỹ để có thể loại bỏ tận gốc những nguyên nhân này mới có thể ngăn mùi hôi quay trở lại. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến mùi hôi trên rèm thường gặp:

  • Các nguyên liệu tạo nên rèm cửa cũng là một phần nguyên nhân mang đến mùi hôi như: mùi của keo dán, vải, cao su, gỗ công nghiệp, mùi sơn, nhựa, mùi thuốc nhuộm, mùi chất bảo quản, mùi của hóa chất diệt mối, diệt côn trùng, hóa chất phủ bóng bảo vệ vải, mùi hoá chất…
  • Mùi hôi do nấm mốc gây ra. Nấm mốc trên rèm tạo ra mùi hôi khó chịu đồng thời loại mùi hôi này còn đặc biệt không tốt cho sức khỏe.
  • Do môi trường ô nhiễm khiến rèm bị nhuốm mùi hôi xung quanh như bụi đất, mùi cống rãnh, mùi sơn, mùi khói xe,…
  • Đã bao lâu rồi chiếc rèm của bạn không được vệ sinh? Rèm treo lâu ngày thường lưu nhiều bụi bẩn, vì vậy bạn cần phải dành thời gian chăm sóc chúng.
  • Mùi nước mưa ẩm cũng gây cảm giác rất khó chịu. Đó là cảm giác không được tươi mới và khá u ám. Bạn cần làm khô chúng để căn phòng của mình có “mùi” của sự tươi mới, tích cực.
  • Tệ hơn nữa, mùi hôi trên chiếc rèm của bạn còn đến từ các nguyên nhân như do thú cưng tè, ị, trẻ em nôn, mùi mồ hôi người, ….

Khi chiếc rèm của bạn “bốc mùi”, đừng làm ngơ bởi chúng sẽ khiến toàn bộ không gian của bạn trở nên kém trong lành. Mùi hôi tác động lớn đến tinh thần và cả cảm xúc người sống bên trong không gian đó. Vậy nên, hãy chú ý đến việc khử mùi cho chiếc rèm của mình bạn nhé. 

Xem thêm:

Cách khử mùi hôi của rèm cửa dễ thực hiện

Có nhiều cách khử mùi hôi của rèm cửa, bạn có thể chọn một trong những cách mà DANAHYG đã gợi ý dưới đây tùy vào điều kiện của mình: 

  1. Tìm và loại bỏ nguồn gốc mùi

Đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng đó là bạn phải loại bỏ các nguyên nhân gây ra mùi trên rèm cửa. 

  • Nếu rèm bị ẩm nước mưa, bạn cần giặt sạch, sử dụng nước xả vải sau đó mang rèm đi phơi nắng hoặc dùng quạt sấy rèm thật khô. 
  • Nếu không gian xung quanh quá ô nhiễm, bạn cần đóng cửa nhiều hơn đặc biệt vào những giờ cao điểm bên ngoài đường có nhiều bụi bẩn.
  • Trường hợp thú cưng có thói quen tè ị lên rèm bạn cần thiết lập cho chúng thói quen mới. 
  • Khi các vết bẩn xuất hiện trên rèm bạn cần xử lý ngay lập tức, đừng nên để lâu. 
  1. Sử dụng máy hút ẩm

Nếu nơi bạn đang sống hoặc thời điểm mùa trong năm có độ ẩm cao, bạn nên sử dụng máy hút ẩm trong phòng. Máy hút ẩm sẽ giúp giảm độ ẩm trong không khí, màn rèm nhờ đó bớt gặp phải tình trạng bị ẩm mốc. 

  1. Sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước

Máy làm sạch bằng hơi nước cũng là một thiết bị rất tiện ích. Bạn có thể dùng loại máy này để thường xuyên làm sạch màn rèm. Khi màn rèm sạch, mùi hôi trên chúng cũng sẽ biến mất. 

  1. Dùng các gói than hoạt tính đặt ở khu vực rèm màn để hút mùi

Than hoạt tính với thành phần là carbon, chúng mang khả năng hút mùi rất tốt. Bạn có thể mua chúng ở các cửa hiệu thuốc Tây sau đó tán mịn chúng ra rồi để gần nơi treo rèm.

  1. Dùng xịt khử mùi

Các bình xịt khử mùi trên thị trường cũng có khả năng tạo hương thơm hiệu quả. Bạn cũng có thể xông tinh dầu với hương thơm mà mình yêu thích. 

  1. Xử lý các bào tử nấm mốc

Các bào tử nấm mốc không chỉ gây ra mùi hôi mà còn khiến chiếc rèm của bạn mất đi vẻ đẹp vốn có. Bạn cần xử lý vết nấm mốc này càng sớm càng tốt. DANAHYG đã có bài viết cụ thể để chia sẻ cách loại bỏ nấm mốc trên rèm cửa, bạn có thể tìm đọc. 

  1. Dùng giấm trắng khử mùi hôi trên rèm cửa 

Giấm là một trong những sản phẩm nhà bếp cực kỳ hữu dụng khi dùng để vệ sinh nhà cửa. Bạn có thể cho giấm vào một chiếc bắt đặt cạnh rèm hoặc cho giấm vào bình xịt sau đó xịt trực tiếp lên rèm.

  1. Nước chanh

Nếu không có sẵn giấm, nước cốt chanh tươi cũng mang đến hiệu quả tương tự. Chanh còn mang đến mùi hương tự nhiên và dễ chịu, tươi mới hơn so với giấm. Đây là sự thay thế tốt nếu bạn không thích mùi của giấm.

  1. Khử mùi hôi của rèm với máy giặt

Nếu sử dụng các biện pháp khử mùi nhẹ ở trên nhưng không mang lại hiệu quả, có nghĩa là, chiếc rèm của bạn đã quá bẩn và đã đến lúc chúng cần được giặt sạch.

Cho rèm vào máy giặt, chọn chế độ giặt nhẹ. Ngoài nước giặt tẩy trung tính chuyên dụng, bạn có thể cho thêm một chút giấm để khử mùi và giúp rèm sáng màu hơn. Đừng cho quá nhiều bởi một số chất liệu rèm có thể bị phai màu.

Với rèm có thể chịu nhiệt, bạn nên chọn chế độ giặt nước ấm để khử mùi và khử khuẩn triệt để cho chiếc rèm của mình.

  1. Thông gió

Những ngày thời tiết đẹp, bạn nên mở toang các cánh cửa để thông gió cho căn phòng của mình. Gió giúp màn rèm được khô ráo và hạn chế bị ám mùi của người và đồ vật trong phòng.

  1. Phơi rèm

Thỉnh thoảng bạn nên mang rèm ra ngoài trời vào lúc sáng sớm hoặc từ giữa chiều để phơi khô chúng. Điều này rất tốt để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh nấm mốc, giúp rèm khô ráo và trông sạch sẽ hơn. Lưu ý về cường độ nắng lúc phơi, tránh các thời điểm nắng gắt khiến rèm bị co vải và bạc màu.

  1. Đặt các chậu cây có khả năng hút mùi dưới rèm

Các loại cây sống trong nhà có tác dụng khử mùi, lọc không khí có thể kể đến như: Cây ngũ gia bì, cây nha đam, cây lưỡi hổ, cây dương xỉ, cây mẫu tử, cây dây nhện, vạn niên thanh,…Khi đặt những chậu cây gần cửa sổ, chúng không chỉ khử mùi một cách tự nhiên cho rèm mà còn góp phần trang trí cho không gian sống của bạn thêm tươi mát.

Khi thực hiện cách khử mùi hôi cho rèm trên đây bạn sẽ có được chiếc rèm sạch sẽ, thơm mát, nhanh chóng nâng cấp chất lượng không gian sống của mình. Trường hợp chiếc rèm của bạn bị nhiễm mùi hôi quá nặng từ các vết bẩn lâu ngày không được làm sạch, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline 0907490082. Đội ngũ vệ sinh màn rèm chuyên nghiệp của DANAHYG sẽ ngay lập tức tư vấn và đến tận nơi để hỗ trợ bạn.

Rate this post