Cách giặt màn rèm tại nhà chuẩn như thợ chuyên nghiệp

Nắm được cách giặt màn rèm cửa tại nhà dưới đây bạn sẽ không còn phải lo lắng mỗi khi cần làm sạch chúng! DANAHYG mang đến bạn những Tip hay trong việc lựa chọn phương pháp giặt tẩy cho từng loại vải rèm, làm sao để tháo màn rèm đúng cách cũng như biện pháp để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc hiệu quả. Chỉ cần áp dụng những bước đơn giản về cách giặt rèm cửa tại nhà của DANAHYG, tấm rèm cửa cửa bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp tươi sáng, mịn màng như ban đầu.

Kiểm tra nhãn giặt trước khi tiến hành giặt rèm cửa

  • Luôn kiểm tra nội dung trên nhãn giặt trước khi cho màn rèm vào máy giặt
  • Nếu là ký hiệu “giặt máy” hoặc “giặt tay”, bạn có thể xử lý chúng bằng máy giặt hoặc giặt tay tại nhà. Trong trường hợp nhãn in ký hiệu “không giặt” hoặc “giặt khô”, tốt hơn hết bạn nên mang nó đến cửa hàng giặt ủi hoặc dịch vụ vệ sinh màn rèm chuyên nghiệp.
  • Nên lưu ý về nhiệt độ giặt phù hợp với chất liệu vải được quy định trên nhãn để không làm mòn hoặc phai màu rèm.
  • Một số loại vải sẽ không cho phép vắt hoặc ủi.

Cách giặt rèm cửa tại nhà phù hợp với đặc điểm chất liệu rèm

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành vệ sinh công nghiệp, DANAHYG nhận thấy, việc xác định chất liệu vải sản phẩm trước khi giặt là điều tối quan trọng. Chỉ cần nắm được yếu tố then chốt này, bạn có thể đạt được kết quả làm sạch rèm hiệu quả mà không có bất kỳ tổn hại nào đến vải.

Các chất liệu vải tự nhiên thường có đặc tính dễ nhăn và dễ phai màu. Các chất liệu có nguồn gốc từ thực vật sẽ không thể làm sạch bằng nước. Các chất vải mỏng hay nhiều chi tiết tỉ mỉ như rèm thêu sẽ an toàn khi giặt tay.

Cách giặt màn rèm tại nhà theo từng loại vải sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giữ được độ bền đẹp của món đồ.

Cách giặt rèm tại nhà vải Polyester

Vải Polyester là loại vải tổng hợp có đặc điểm là nhẹ, dễ khô và rất bền. Chúng là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến để làm rèm cửa. 

Bởi tính chất mang độ bền cao, bạn hoàn toàn có thể giặt máy. Bạn không phải lo lắng vì chúng không dễ nhăn, không bị co rút và chịu được đa số các loại hóa chất giặt thông thường.

Cách giặt rèm tại nhà vải bông

Chất liệu bông khá phổ biến vì kết cấu mềm mại được ưa chuộng. Vải bông khi được thiết kế có độ chắc chắn nhất định nhưng nó là chất liệu khó giặt vì dễ bị co rút.

Sau khi giặt, bạn cần ủi rèm để làm phẳng các nếp nhăn. Tuy nhiên, DANAHYG nghĩ rằng, với chất liệu này bạn cần giặt khô để đảm bảo độ bền đẹp, bông không bị xô lệch gây mất vẻ đẹp thẩm mỹ. 

Ủi màn rèm tại nhà

Giặt rèm chất liệu Acrylic

Acrylic là loại sợi tổng hợp mô phỏng tính chất giữ ẩm và ấm áp của len. Nó có ưu điểm đàn hồi, nhẹ, có thể chịu được nhiệt độ cao khá tốt nhưng nhược điểm là dễ bị vón, dễ chảy xệ mất dáng và kỵ nước. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng rèm làm bằng chất liệu này nên giặt khô để bảo vệ rèm tốt nhất.

Giặt rèm chất liệu Rayon tại nhà

Rayon là loại vải bán tổng hợp. Nó có kết cấu giống như lụa và được hoàn thiện khi làm rèm với các nếp gấp dày và đẹp. 

Nhược điểm của loại vải này chính là dễ bị giãn, bạc màu, sợi vải bị yếu trong nước và co lại sau khi giặt. Với chất liệu này, bắt buộc bạn phải chọn phương pháp giặt khô.

Xem thêm:

Thay đổi phương pháp giặt màn rèm tùy theo mức độ hư hỏng

Trước khi tiến hành bất cứ bước giặt nào, bên cạnh việc đọc nhãn dán bạn cần kiểm tra tình trạng tấm rèm của mình. 

  • Thử kéo nhẹ rèm trước khi giặt, nếu cảm thấy vải có dấu hiệu mục, bạn nên tránh máy giặt và lựa chọn phương pháp giặt bằng tay.
  • Rèm cửa thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên chất liệu vải sẽ không có được độ bền như mong muốn. Đa phần, sợi vải yếu hơn so với các sản phẩm khác. Ngay cả khi không phát hiện ra dấu hiệu gì, vẫn có trường hợp có những hư hỏng sau khi giặt. Quan sát tình trạng của rèm là một trong những mẹo để việc giặt đạt hiệu quả.

Cách giặt màn rèm tại nhà theo từng bước

  • Loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc:

Rèm là thiết bị nội thất rất dễ bám bụi. Những ngày thời tiết mưa ẩm, rèm dễ bị nấm mốc. Ngoài ra, khi nhà có trẻ em, các vết bẩn sẽ thường xuyên bám trên rèm, nếu không chú ý vệ sinh ngay lập tức, chúng sẽ lên mốc và gây mùi khó chịu.

Bạn nên lắc, đập màn rèm hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch lớp bụi mịn. Thao tác đơn giản này khi thực hiện thường xuyên sẽ làm sạch màn rèm tốt hơn và ngăn bụi bẩn xâm nhập vào sợi vải.

  • Xác định loại vải được sử dụng để may rèm. Điều này rất cần thiết để bạn chọn đúng loại dung dịch làm sạch và phương pháp giặt.
  • Những tấm rèm nặng đã được treo trong một thời gian dài phải được ngâm trong dung dịch xà phòng nhẹ. Sau 40 phút, bạn xả nước. Quy trình này có thể được lặp lại ba hoặc bốn lần để loại bỏ bùn đất, các vết bẩn sẽ “nhả” ra trong nước. Sau quá trình ngâm, bạn mang rèm giặt tay hoặc giặt máy tùy chất liệu vải đã xác định trước đó.
  • Tháo móc rèm:
  • Rèm cuốn, rèm ngang, rèm cầu vồng có thiết kế máng rèm hiện đại. Khi cần giặt rèm, bạn cần tháo máng rèm, thanh bắt ke sẽ tự động nhả ra khi bị tác động một lực vừa đủ.
  • Với rèm Roman bạn chỉ cần bóc lớp màn ra khỏi thanh treo mà không cần tháo cả khung rèm xuống. Tháo thanh nhôm luồn ở phía sau và gỡ bỏ dây đai hai bên.
  • Đối với rèm nhựa sẽ phức tạp hơn, bạn cần tháo pát treo, tấm nhựa, thanh treo.
  • Các loại rèm vải bạn chỉ cần tháo chúng ra khỏi khung một cách dễ dàng. Nếu rèm có khối lượng nặng, bạn có thể cần hai người. Một người nâng, một người tháo sẽ nhanh và dễ dàng hơn.
  • Những lưu ý khi giặt bằng máy:
  • Đặt màn rèm vào lưới giặt trước khi cho vào máy giặt: Đối với các chất liệu vải mỏng manh, dễ xổ, xù lông, dễ mất dáng việc cho rèm vào lưới giặt sẽ giúp rèm đạt được chất lượng giặt tốt nhất. 
  • Cho rèm trong thùng giặt, dàn đều trong lồng giặt. Cần đảm bảo rằng vải không bị nhăn hoặc xoắn.
  • Khối lượng rèm không nên vượt quá một nửa thể tích của máy để có thể đạt được chất lượng giặt cao.
  • Để loại bỏ bụi bẩn, cách tốt nhất là sử dụng quả cầu gai ion hoặc một vài loại gel chuyên dụng. Những phụ kiện này giúp vải giặt xong đạt được sự mềm mịn, sạch sẽ và nhanh khô.
  • Nên cài đặt tốc độ quay của máy giặt ở chế độ giặt nhẹ như vậy sẽ không tác động mạnh lên các sợi vải.
  • Những món đồ trang trí trên rèm như hạt thủy tinh, tua rua, phụ kiện kim loại,…bạn không nên cho trực tiếp vào lồng giặt. Thay vào đó, hãy cho chúng vào túi giặt. 

Chọn chế độ “Giặt tay” hay “giặt khô” cho chiếc màn của bạn?

  • Len, lụa, satin, cotton… là những chất liệu vải bạn nên lựa chọn phương thức giặt tay. Đây là những loại vài kết cấu mỏng, nhẹ, dễ nhăn. Nếu cho vào máy giặt với sự tác động lực mạnh, rèm sẽ dễ bị rách, mài mòn, mất dáng và rất nhanh hỏng. 
  • Phương pháp giặt khô lại rất thích hợp cho loại vải rayon, tơ tằm, len lụa, vải bông chéo, vải sợi đậu nành, dạ….Các chất liệu này không thích hợp cho việc giặt ướt. Việc ngấm nước có tác động xấu đến các sợi vải. Thay vì lựa chọn cách giặt rèm cửa tại nhà, bạn nên mang chúng đến cửa hàng để xử lý. Bạn cũng có thể liên hệ đến DANAHYG – 0907490082 chúng tôi có thể hỗ trợ bạn với những dung môi làm sạch an toàn và chất lượng nhất. 
  • Sấy khô: Không phải bất kỳ chất liệu vải nào sau khi giặt xong bạn cũng mang đi sấy khô để đẩy nhanh quá trình khô ráo của rèm. Một vài chất liệu vải khi gặp nhiệt độ nóng sẽ bị co lại, biến dạng như ren, len, lụa tơ tằm. Khi sử dụng những chất liệu tự nhiên, cao cấp này, bạn không nên xoắn mạnh để kiệt nước mà chỉ ấn tay nhẹ nhàng cho tháo bớt nước sau đó phơi khô tự nhiên.

Cách làm sạch các phụ kiện của rèm tại nhà

Phụ kiện rèm vải bao gồm: Trụ đỡ, đầu vua, vòng ore, mếch may rèm, dây vén, núm vén, dải băng nhám dính, các phụ kiện pass,…

Phụ kiện rèm cuốn, rèm lá dọc, rèm sáo: Thanh treo rèm, ke gắn tường, dây bi và chân rèm

Phụ kiện rèm hội trường, rèm vải xếp ly: Thanh treo rèm, đầu khóa thanh ray, con lăn, móc ske đỡ gắn tường, dải băng màu trắng

Các phụ kiện trên rèm thuộc hai nhóm: Có thể tháo rời và không thể tháo rời. Với những phụ kiện không thể tháo rời bạn có thể dùng chổi phủi bụi. Tiếp theo, dùng khăn nhúng nước ẩm lau ướt sau đó lau khô để chúng lấy lại được vẻ sáng bóng. 

Những phụ kiện có thể tháo rời để vệ sinh bạn không nên cho trực tiếp vào máy giặt hoặc cho vào túi giặt chung với rèm. Tốt hơn hết, bạn nên gom các phụ kiện cho vào một túi lưới riêng khi giặt. Thao tác này giúp chúng giữ được kết cấu, không bị xơ rối hoặc không bị mắc kẹt vào các bộ phận khác.
Cách giặt màn rèm cửa tại nhà của DANAHYG trên đây hy vọng có thể giúp bạn tự mình vệ sinh những chiếc rèm của mình một cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp số lượng màn rèm quá lớn hay bạn đang sở hữu những tấm rèm cao cấp, chất liệu rèm khó xử lý, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ giặt màn rèm tại Đà Nẵng – DANAHYG qua hotline 0907490082, chúng tôi sẽ đến tận nơi để khôi phục lại vẻ đẹp thẩm mỹ và tươi mới cho tấm rèm của bạn.

4.8/5 - (955 votes)